Quả na có vị ngọt, mềm, thịt màu trắng kem, có nhiều hạt màu đen và ăn rất ngon miệng. Quả na được ví như là loại quả tổng hợp các vị của của mãng cầu, chuối, đu đủ, dâu tây, dứa... Đây là loại quả không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có tác dụng giải độc, phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chọn na ngon, thơm ngọt để có thể tận dụng hết những công dụng tuyệt vời của quả na.
Chọn na dai, giòn, ít hạt
Quả na chín có mùi vị thơm ngon đặc biệt, thịt quả mềm và thơm, ngọt, ngon nhất là na dai. Na chín được nhiều người ưa dùng với tác dụng bổ dưỡng, rất tốt cho người cao tuổi, người mới ốm dậy và phụ nữ sau khi sinh.
Cách phân biệt các loại na
Ở miền Bắc, quả na được phân thành hai loại là na dai và na bở dựa vào đặc tính của quả (sự liên kết giữa các múi với vỏ và giữa các múi với nhau). Na dai có ưu điểm ăn ngọt, để được lâu, không dễ nát, dễ bóc vỏ, múi na nhằn dễ tróc ra khỏi hột và múi cũng dai hơn. Quả na dai có vỏ mềm, màu xanh, thịt trắng lại ít hạt. Thêm vào đó, na dai được ưa chuộng hơn bởi mùi thơm và vị ngọt sắc nổi bật hơn so với na bở.
Ở miền Nam, có mãng cầu dai hay còn gọi là mãng cầu Cấp (mãng cầu Vũng Tàu). Mãng cầu dai chắc, nhiều thịt, ít hột, vỏ mỏng và ngọt hơn các loại mãng cầu khác. Những quả mãng cầu Cấp có vỏ xù xì, múi không đều, không mọng, nhưng có vị thơm và ngọt sắc.
Cách chọn na ngon
Dựa vào vỏ na: Khi chọn na, với những quả na chín nên chọn những quả na vỏ mềm đó là na dai, vỏ cứng là na bở.
Dựa vào mắt na: Chọn những quả mắt na to, màu trắng ngà, không thâm đen hay nứt nẻ. Với những quả na có nhiều vết nứt nẻ, va chạm và ở các vết đó có dấu hiệu chảy nước, tuyệt đối không chọn bởi na ăn sẽ không ngon, vị ủng.
Chọn na dai và na bở: Na dai vị ngọt, ít hột hơn na bở, lựa quả có vỏ mỏng, mắt nở và phẳng, hơi nứt nhưng vẫn còn cuống, đó là na chín cây, ăn ngọt và thơm. Trong khi đó, na bở chọn quả tròn, mắt to, kẽ mắt trắng, da xanh non, cuống nhỏ, chín mềm không nứt.
Xem thêm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét